Connect with us

Tuần giao dịch 6-10/5: Tâm điểm đàm phán Mỹ

Tuần giao dịch 6-10/5: Tâm điểm đàm phán Mỹ - Trung, VN-Index tích lũy chờ cơ hội - Ảnh 1.

BẢN TIN TÀI CHÍNH

Tuần giao dịch 6-10/5: Tâm điểm đàm phán Mỹ

[ad_1]

Tuần giao dịch đầu tháng 5 với 2 phiên giao dịch (2/5 và 3/5) diễn ra tương đối thận trọng. Chỉ số VN-Index chủ yếu biến động trong biên độ hẹp và kết thúc tuần tại 974,14 điểm, giảm nhẹ 0,56% so với tuần trước đó.

Thanh khoản thị trường đã có sự cải thiện với giá trị khớp lệnh bình quân HoSE đạt 2.637 tỷ đồng/phiên, tăng 11% so với tuần trước. Sự cải thiện về thanh khoản này có đóng góp không nhỏ từ hoạt động cơ cấu danh mục VFMVN30 ETF trong phiên cuối tuần.

Tuần qua, giao dịch trên thị trường có sự phân hóa khá mạnh theo KQKD quý 1. Các doanh nghiệp có KQKD tốt như FPT, PNJ, PVS, SAB vẫn thu hút dòng tiền khá tốt. Trong khi đó, BVH giảm sàn 2 phiên liên tiếp sau khi lượng hàng ESOP được giao dịch. Bên cạnh đó, các cổ phiếu được tăng tỷ trọng trong VN30 như VNM, MBB cũng tăng tốt. Ngược lại, các cổ phiếu bị giảm tỷ trọng như nhóm VinGroup có phần “hạ nhiệt”.

Về giao dịch khối ngoại, trong 2 phiên giao dịch tuần qua họ đã mua ròng khoảng 100 tỷ trên toàn thị trường. Việc khối ngoại vẫn liên tiếp mua ròng thời gian qua (dù không quá mạnh như đầu năm) đã hỗ trợ không nhỏ cho tâm lý giới đầu tư. Trong đó, chứng chỉ quỹ VFMVN30 ETF vẫn được khối ngoại mua ròng 10 tỷ đồng.

Hoạt động phát hành của các quỹ ETF tuần qua chững lại đáng kể do ảnh hưởng của kỳ nghỉ lễ. Các quỹ ETF như VNM ETF, FTSE Vietnam ETF, iShare ETF đều không phát hành mới, trong khi lượng phát hành của VFMVN30 ETF là không nhiều.

Về diễn biến giá dầu, sau giai đoạn tăng nóng trong tháng 4, giá dầu đã có nhịp điều chỉnh tương đối và kết tuần tại 61,86 USD/thùng (WTI), giảm 2,7% so với trước giai đoạn nghỉ lễ. Tuy vậy, diễn biến nhóm cổ phiếu dầu khí nhìn chung vẫn khá tích cực nhờ kỳ vọng về các dự án lớn tái khởi động trong năm nay.

Đà giảm đang dần đến hồi kết?

Trong tuần giao dịch tiếp theo (6-10/5), sự chú ý của giới đầu tư sẽ hướng đến cuộc đàm phán thương mại Mỹ – Trung. Các vấn đề chỉnh của vòng đàm phán gồm các vấn đề sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, các rào cản phi thuế quan hay nông nghiệp. Những diễn biến từ cuộc đàm phán này sẽ ảnh hưởng lớn tới biến động thị trường tài chính toàn cầu.

Trong nước, thông tin KQKD quý 1 đã đi đến hồi kết và tác động tới thị trường có lẽ sẽ không còn mạnh. Thay vào đó, sự chú ý của giới đầu tư sẽ hướng đến sự trở lại của dòng tiền mới, trong bối cảnh thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ hút thêm vài trăm triệu USD khi được tăng tỷ trọng trong nhóm Frotier Markets ngay tháng 5 này.

Một vấn đề cần quan tâm hơn nữa là lạm phát. Tuy nhiên, theo đánh giá của CTCK Bảo Việt (BVSC), việc tăng giá điện sẽ không gây rủi ro quá lớn tới lạm phát tổng thể năm nay khi tỷ trọng nhóm hàng điện trong rổ tính CPI chỉ chiếm 3,5%. Bên cạnh đó, giá dầu trong giai đoạn cuối năm nay được dự báo sẽ khó tăng mạnh trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại và nguồn cung dầu đá phiến gia tăng. Từ đó, giá xăng mặc dù có tăng, nhưng cũng không quá đáng ngại đối với lạm phát năm nay.

Về diễn biến thị trường, sau giai đoạn tạo đỉnh tại vùng 1.015 điểm vào giữa tháng 3, VN-Index đã bước vào nhịp điều chỉnh kéo dài gần 2 tháng. Giai đoạn gần đây, VN-Index biến động trong biên độ khá hẹp với thanh khoản thấp cho thấy áp lực cung lúc này không còn quá lớn. Nếu không có biến động bất ngờ từ thế giới, nhiều khả năng xu hướng mới sẽ sớm được xuất hiện, phá vỡ mô hình “tam giác” lúc này.

Nhận định về xu hướng thị trường tuần sau, CTCK SHS cho rằng VN-Index có thể sẽ hồi phục trở lại với mục tiêu là vùng kháng cự trong khoảng 980-985 điểm (MA20-50). Những nhà đầu tư đã giảm tỷ trọng cổ phiếu trong các phiên hồi phục trước đó nên giữ vị thế quan sát trong tuần tới và chưa vội vàng giải ngân trở lại. Có thể cân nhắc tham gia trở lại nếu như MACD có sự giao cắt lên trên đường tín hiệu để hình thành pha tăng mới.

Trong khi đó, CTCK BSC cho rằng diễn biến về tiến trình đám phán thương mại Trung- Mỹ dự kiến sẽ có kết quả chính thức vào hôm 10/5 cùng việc FED tiếp tục duy trì quan điểm giữ nguyên lãi suất trái ngược với kỳ vọng giảm lãi suất từ nhà đầu tư sẽ là yếu tố tác động lớn đến thị trường trong ngắn và trung hạn.

[ad_2]

Source link

Continue Reading
You may also like...
Click to comment

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

More in BẢN TIN TÀI CHÍNH

To Top
error: Content is protected !!