Connect with us

Nên tính tiền phạt nộp chậm theo lãi suất ngân hàng để đảm bảo tính công bằng

Nên tính tiền phạt nộp chậm theo lãi suất ngân hàng để đảm bảo tính công bằng - Ảnh 1.

BẢN TIN TÀI CHÍNH

Nên tính tiền phạt nộp chậm theo lãi suất ngân hàng để đảm bảo tính công bằng

[ad_1]

Mức phạt chậm nộp chỉ 0,03%/ngày là quá thấp?

Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự án luật do ông Nguyễn Đức Hải – Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội trình bày, về xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế (Điều 59), nhiều ý kiến cho rằng tiền nộp chậm chỉ 0,03%/ngày là quá thấp với lãi suất ngân hàng và dễ bị các doanh nghiệp lợi dụng. Một số ý kiến đề nghị tăng ít nhất 0,05% đến 1,5% mỗi ngày nhằm tránh trường hợp lợi dụng chính sách nộp chậm.

Giải trình vấn đề này, Ủy ban Thường vụ quốc hội (UBTVQH) cho biết, trong giai đoạn vừa qua, do biến động của nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn vì lý do khách quan, do đó để nuôi dưỡng nguồn thu, tạo điều kiện và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Quốc hội đã nhiều lần điều chỉnh giảm mức tiền chậm nộp (từ 0,07% xuống 0,05% và hiện nay là 0,03%/ngày).

Do đó, UBTVQH xin Quốc hội cho phép giữ mức tính tiền chậm nộp bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp như dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6”- ông Nguyễn Đức Hải thông tin.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi)

Thảo luận về vấn đề trên, đại biểu Dương Minh Tuấn (đoàn Bà Rịa-Vũng Tàu) cho rằng, mức tiền phạt chậm nộp trong thời gian 90 ngày bằng 0,03%/ngày, trước đó quy định là 0,07%, sau đó giảm còn 0,05% và giờ giảm còn 0,03%. Tuy nhiên qua tiếp xúc với các cơ quan thuế thấy rằng, có những doanh nghiệp lớn làm ăn có lãi, số tiền nộp thuế từ 5-7 tỷ đồng. “Vì thời gian quy định trong 90 ngày nên thay vì nộp thuế, họ dùng tiền đó để sử dụng cho việc khác; sau đó, qua 90 ngày sau khi cưỡng chế thì nộp phạt. Như vậy tạo sự không công bằng với các doanh nghiệp chấp hành đúng quy định pháp luật. Do đó, nên tính tiền phạt nộp chậm theo lãi suất ngân hàng để đảm bảo tính công bằng“- đại biểu Dương Minh Tuấn phân tích.

Đồng tình quan điểm trên, đại biểu Phan Thái Bình (đoàn Quảng Nam), việc tiền nộp chậm chỉ 0,03%/ngày là quá thấp so với trước đây là 0,07%, và lãi suất ngân hàng, từ đó, dễ bị các doanh nghiệp lợi dụng. “Nếu có áp dụng quy định trên, cũng nên phân loại đối với từng loại doanh nghiệp, chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh cá thể để khuyến khích họ đi lên thành doanh nghiệp, tránh việc áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp, dễ tạo ra kẽ hở để lợi dụng chính sách. Do vậy, hết sức cân nhắc vấn đề này để đảm bảo nguồn thu, đảm bảo quy định chặt chẽ trong pháp luật”- đại biểu Phan Thái Bình lưu ý.

Thẩm quyền xóa nợ thuế nhiều ý kiến trái chiều

Về thẩm quyền xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt (Điều 87), một số ý kiến đề nghị nghiên cứu bổ sung trách nhiệm công vụ đối với người có thẩm quyền xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; có ý kiến đề nghị giao thẩm quyền xóa nợ cho chính quyền địa phương (tỉnh, huyện) để tránh việc cơ quan quản lý thuế vừa là người đi thu thuế, vừa là người có thẩm quyền xóa nợ thuế. Có ý kiến đề nghị không nên quy định trường hợp đặc biệt thì Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến mà cần quy định mức trần xóa nợ thuế cho Bộ trưởng Bộ Tài chính, trên mức trần này do Thủ tướng Chính phủ quyết định xóa nợ thuế.

Nên tính tiền phạt nộp chậm theo lãi suất ngân hàng để đảm bảo tính công bằng - Ảnh 2.

Đại biểu Dương Minh Tuấn (đoàn Bà Rịa-Vũng Tàu) thảo luận tại Quốc hội

Riêng về xóa nợ thuế, đại biểu Dương Minh Tuấn chỉ ra, thẩm quyền xóa nợ theo dự thảo bao gồm: Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thủ tướng Chính phủ.

Theo ông, quy định như trên có phần nào đó thiếu khách quan.Trước đây, đã có đề xuất để Cục trưởng Cục Thuế cũng có thẩm quyền xóa nợ nhưng đã được bỏ ra. Tuy nhiên, hiện dự thảo vẫn để thẩm quyền xóa nợ thuế có Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế. “Đề nghị cân nhắc lại có nên để Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế có thẩm quyền xóa nợ không, như thế, thuế vừa hành thu vừa xóa nợ, dễ xảy ra không minh bạch” – đại biểu Dương Minh Tuấn bày tỏ.

Góp ý thêm đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (đoàn Bến Tre) cho rằng, cơ quan thu thuế và Chính phủ là người chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thu và chi thuế theo quyết định của Quốc hội thì không thể được giao quyền xóa nợ thuế. “Các bản án quyết định của tòa án giao cho cơ quan thi hành án, cơ quan thi hành án trình Quốc hội ở nhiệm kì trước, Quốc hội còn không xóa thì tại sao lại đi giao xóa nợ thuế một nguồn vô cùng quan trọng có ý nghĩa quốc gia cho Chính phủ cũng như các cơ quan thuế, tôi đề nghị bỏ những quy định này trong dự án luật”- đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đặt câu hỏi.

Tiếp thu các ý kiến đóng góp, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, thời gian qua, việc xóa nợ thuế đang tiến hành rất chậm. Cụ thể, trong 5 năm (2013 tới tháng 5/2019), tổng số xử lý xóa nợ thuế từ các bộ ngành địa phương mới chỉ đạt 541 tỷ đồng. “Con số này rất ít trong tổng số nợ thuế tính tới thời điểm này. Chúng tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện hồ sơ báo cáo lại trong kỳ họp Quốc hội lần tiếp theo”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh.

[ad_2]

Source link

Continue Reading
You may also like...
Click to comment

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

More in BẢN TIN TÀI CHÍNH

To Top
error: Content is protected !!