Connect with us

[Điểm nóng TTCK tuần 17/06 – 23/06] Chứng khoán Việt Nam và Thế giới cùng nỗ lực hồi phục

[Điểm nóng TTCK tuần 17/06 – 23/06] Chứng khoán Việt Nam và Thế giới cùng nỗ lực hồi phục - Ảnh 1.

BẢN TIN TÀI CHÍNH

[Điểm nóng TTCK tuần 17/06 – 23/06] Chứng khoán Việt Nam và Thế giới cùng nỗ lực hồi phục

[ad_1]

1. TTCK Việt Nam nỗ lực phục hồi

Tuần qua, những gì diễn ra trên bảng điện cho thấy thị trường có một tuần giao dịch tích cực khi chỉ số VN-Index đã nỗ lực hồi phục. Chốt tuần, VN-Index đã đóng cửa ở 959,2 điểm (+0,6%) và HNX-Index chốt phiên ở 104,84 điểm, (+1,35%) so với tuần liền trước đó.

Chỉ số VN-Index trong 3 tháng gần đây

VN-Index đã có một tuần hồi phục so với tuần liền kề trước đó  nhờ vào các tin tức tốt từ thị trường tài chính thế giới và giá dầu trên đà hồi phục mạnh. Thị trường giao dịch sôi động hơn trong tuần qua khi các quỹ ETF thực hiện đảo danh mục quý 2/2019. Cùng với sự khởi sắc của nhóm ngân hang chung, các Bluechips như BVH, FPT, GAS, REE, VIC, VRE, VHM, PNJ, MWG, VJC, HVN…cũng đồng loạt tăng điểm giúp đà tăng thị trường được củng cố vững chắc.

Nhóm dầu khí GAS, PVS, PVD, PVB, PVT, PXS…cũng thu hút dòng tiền khá tốt với kỳ vọng nhiều dự án dầu khí lớn khởi động, hỗ trợ KQKD của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, giá dầu cũng đang trên đà hồi phục mạnh cũng hỗ trợ không nhỏ cho nhóm cổ phiếu này.

Đà tăng của thị trường cũng lan tỏa ra các cổ phiếu có tính thị trường như chứng khoán (SSI, VNM, HCM,…), bất động sản, xây dựng (CII, DIG, DXG, KDH, NTL, SCR, VGC, NVL…), dệt may (TCM, TNG, STK, MSH…).

Theo các chuyên gia VDSC, sau ngày chốt danh mục quý 2 của các quỹ ETF, điểm số của VN-Index không biến động nhiều, xu hướng đi ngang là chủ đạo trong thời gian tới. Các nhà đầu tư đang tập trung vào kết quả của cuộc họp cuối tháng 6 giữa hai nhà lãnh đạo hàng đầu của thế giới: Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình.

Đối với thị trường CK phái sinh, 4 hợp đồng đều có sự đồng thuận tăng “tích cực” về thanh khoản trong các phiên giao dịch trong tuần hơn so với tuần trước. Tuần qua cả 4 HĐTL đều biến động khá mạnh trong phiên ngày đáo hạn hợp đồng tháng 6 với biên độ dao động khá lớn, cũng như basis đang ở mức cao từ 14-21 điểm, tạo ra khó khăn trong các quyết định đẩy lệnh Long/Short của nhà đầu tư. Nhiều khả năng basis hợp đồng tháng 7 sẽ tiếp tục được thu hẹp trong tuần tới đây. Hiện nay tổng khối lượng khớp lệnh trung bình của thị trường giao dịch hợp đồng tương lai đạt mức trung bình khá, tương ứng đạt 81.800 hợp đồng.

2. TTCK thế giới đồng loạt tăng điểm

Tuần qua thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm nhờ quan điểm của FED củng cố thêm kỳ vọng của các nhà đầu tư về việc cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay. Chỉ số Dow Jones Industrial Average đóng cửa ở 26.719 điểm (tăng 2,34%), chỉ số Nasdaq Composite đóng cửa ở 8.031 điểm (tăng 2,71%) và chỉ số S&P 500 đóng cửa ở 2.950 điểm (tăng 2,11%).

Các cổ phiếu công nghệ có mức tăng vượt trội so với thị trường, các ngành khác như dịch vụ tiện ích cũng có mức tăng tốt. Trong khi đó lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm lần đầu tiên được giao dịch dưới 2,0% kể từ cuối năm 2016, khiến cổ phiếu trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư. Cổ phiếu ngành khai thác dầu khí cũng có diễn biến tích cực khi căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Iran khiến giá dầu tăng cao.

Thị trường chứng khoán châu Âu tăng điểm khi các nhà đầu tư phấn khích vì quan điểm của ECB nghiêng về tăng cường các biện pháp kích thích kinh tế. Chỉ số FTSE 100 của Anh đóng cửa ở 7.407 điểm (tăng 0,84%), chỉ số DAX 30 của Đức đóng cửa ở 12.339 điểm (tăng 1,87%) và chỉ số CAC 40 của Pháp đóng cửa ở 5.528 điểm (tăng 2,94%).

Trong khi đó đồng euro giảm khoảng 1% so với đồng đô la Mỹ trong tuần. Sau tuyên bố của chủ tịch ECB Mario Draghi, lợi suất trái phiếu chính phủ Đức kỳ hạn 10 năm đã giảm xuống mức thấp nhất mọi thời đại là -0.315%, trong khi lợi suất trái phiếu 10 năm của Pháp đạt 0%, mức thấp nhất từ ​​trước đến nay.

Thị trường chứng khoán Nhật Bản cũng tăng điểm trong tuần với chỉ số Nikkei 225 đóng cửa ở 21.258 điểm (tăng 0,78%). Vào cuối phiên giao dịch ngày thứ Sáu, đồng yên đứng ở mức 107,57 Yên/đô la Mỹ, mạnh hơn một chút so với tuần trước. Ủy ban thiết lập chính sách của Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) đã giữ chính sách tiền tệ không thay đổi vào thứ năm, chỉ vài giờ sau khi Fed trở thành ngân hàng trung ương mới nhất báo hiệu sự sẵn sàng cắt giảm lãi suất trước các mối đe dọa gia tăng đối với tăng trưởng toàn cầu.

Tuy nhiên, BoJ không thực hiện thay đổi nào đối với chính sách về lãi suất và duy trì tốc độ mua tài sản hiện tại. Bộ Tài chính Nhật Bản đã báo cáo rằng xuất khẩu đã giảm 7,8% so với năm ngoái trong tháng Năm, đánh dấu mức giảm hàng tháng thứ sáu liên tiếp. Xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc (đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản) giảm khoảng 10%, phần lớn là do sự sụt giảm trong các lô hàng thiết bị sản xuất chip, lên tới gần 28%. Nhìn chung, xuất khẩu sang châu Á, chiếm khoảng một nửa tổng số Nhật Bản, đã giảm hơn 12%. Trong khi đó, xuất khẩu sang Mỹ đã tăng hơn 3% so với cùng kỳ trong tháng 5, nhờ mức tăng gần 10% về ô tô.

Thị trường chứng khoán Trung Quốc tăng điểm tích cực trong tuần, khi các nhà đầu tư kỳ vọng cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại cuộc họp G- 20 sắp tới sẽ khiến cả hai nước nối lại đàm phán thương mại đã bị đổ vỡ vào tháng trước. Chỉ số Shanghai Composite đóng cửa ở 3.001 điểm (tăng 4,2%) và chỉ số Hang Seng Index đóng cửa ở 28.473 điểm (tăng 4,48%). Tâm lý đối với chứng khoán Trung Quốc cũng tăng sau khi Fed giữ nguyên lãi suất và báo hiệu rằng họ đã sẵn sàng hạ lãi suất ngắn hạn lần đầu tiên kể từ năm 2008.

[ad_2]

Source link

Continue Reading
You may also like...
Click to comment

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

More in BẢN TIN TÀI CHÍNH

To Top
error: Content is protected !!